Gamification là gì?
Gamification hay gọi “Game hóa” được hiểu là việc ứng dụng các thành phần của Game vào trong các lĩnh vực khác để tạo ra một trải nghiệm thú vị cho người dùng.
Các thành phần này giúp gắn kết người dùng với các ứng dụng phần mềm như Website hay Mobile App,…
Giá trị cốt lõi của “Gamification” là khiến cho các hoạt động “không phải Game” trở nên thú vị hơn thông qua các hoạt động mang tính giải trí, minh bạch, sáng tạo và cạnh tranh với hệ thống cấp bậc, huy hiệu, nhiệm vụ, v.v…
Nói như vậy để nhấn mạnh hai điểm: Gamification hoàn toàn không chỉ là dành cho người chơi Game (đối tượng người dùng), và cũng không chỉ ứng dụng cho các hoạt động liên quan tới Game (nội dung phát triển).
Trái lại, giờ đây Gamification phát triển đa dạng và toàn diện trong một tổ chức.
Triển khai Gamification gồm 2 hoạt động cơ bản: Thiết kế “tính Game” và phát triển Game.
Tùy vào mục đích và lĩnh vực ứng dụng, việc phát triển Game có thể là xây dựng các trò chơi vận động, xây dựng Website và phần mềm có tính tương tác cao, hay phát triển ứng dụng giải trí trên PC, Mobile.
Hoạt động này đòi hỏi người triển khai phải hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản của thiết kế Game để có thể tạo ra sản phẩm đúng ý đồ ban đầu của người thiết kế.
Tầm quan trọng của Gamification trong Marketing hiện đại
Khi Gamification áp dụng vào việc tiếp cận khách hàng, người dùng sẽ có những trải nghiệm hấp dẫn và thú vị hơn nhiều so với quảng cáo thông thường.
Từ đó doanh nghiệp sẽ tạo dựng được niềm tin và thiết lập mối quan hệ bền vững lâu dài với họ, biến những khách hàng tiềm năng trở thành lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Gamification khuyến khích người dùng tham gia và tương tác cao hơn bằng các hình thức khen thưởng hay công nhận khi họ đạt được điều gì đó.
Do đó, Gamification có thể sử dụng đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau như: Tuyển dụng, quản lý dự án Marketing, giáo dục...Các ngành này đều có thể sử dụng Gamification để tăng trải nghiệm người dùng.
Gamification sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu giúp cải thiện khả năng thành công cho hoạt động Social Advocacy Marketing trong môi trường doanh nghiệp.
Các chiến dịch Marketing sử dụng Gamification thành công ở Việt Nam và trên thế giới
1. Lắc xì Momo - Chiến dịch Gamification được mong đợi mỗi mùa Tết
Diễn ra hơn 5 tuần vào dịp Tết Nguyên Đán 2021, Lắc Xì đã thiết lập hàng loạt các kỷ lục mới: Hơn 11 triệu người chơi Lắc Xì với gần 400 triệu lượt lắc; Hơn 8 triệu người dùng Momo đã sử dụng tính năng chuyển tiền/lì xì.
Gần 250 triệu bao lì xì và thẻ quà tặng đã được gửi tới Ví người dùng Momo (trung bình mỗi người dùng nhận được 22 bao lì xì tiền mặt và thẻ quà tặng).
129.168 người chơi đổi Vé Vàng thành công - chiếm 1% người may mắn nhất trong tổng số hơn 11 triệu người tham gia.
Thành công của Lắc Xì dựa trên 3 giá trị mà chương trình đã mang đến cho người dùng cùng các đối tác gồm:
Gắn kết - Thiết thực - Nhân văn.
Nhiều người dùng sau khi tham gia Lắc Xì đã có thêm nhiều bạn mới, cùng nhau xây dựng một cộng đồng người dùng văn minh, gắn kết và yêu thích sự tiện lợi.
Theo ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập, Phó Chủ Tịch Ví Momo, Lắc Xì là dịp để Momo tri ân người dùng, đối tác đã cùng tạo nên và củng cố hệ sinh thái siêu ứng dụng Momo bền vững trong tương lai.
Sự đón nhận tích cực của người dùng là động lực đội ngũ kỹ sư Việt tại Momo không ngừng đổi mới, sáng tạo hơn nữa trong những mùa Lắc Xì sắp tới.
2. Gamification kết hợp với chương trình xúc tiến bán hàng của Starbucks
Giữ chân khách hàng thân thiết bằng Gamification Marketing ở Việt Nam hiện nay không còn mới, nhưng có thể bạn chưa biết một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện chiến dịch thông minh này là Starbucks. Khách hàng càng mua hàng, họ càng nhận được nhiều điểm tích luỹ hoặc họ được gia tăng thứ hạng thành viên (Thành viên kim cương, thành viên vàng, thành viên bạc,…).
Điểm số là ảo, thứ hạng là ảo nhưng giá trị mà các thức hạng, điểm số đó lại là thật.
Với mỗi mức điểm số, thứ hạng, khách hàng sẽ được nhận những ưu đãi khác nhau như Voucher giảm giá, quà tặng mang dấu ấn thương hiệu… Điều này khiến khách hàng tiếp tục quay lại với để không bỏ phí Voucher, bỏ phí điểm tích lũy.
Đây là một chương trình tích điểm dành cho khách hàng thân thiết rất thành công từ Starbucks.
Cụ thể, mỗi lần khách hàng mua sản phẩm từ Starbucks, tuỳ theo giá trị đơn hàng, họ sẽ nhận được một số điểm thưởng tương ứng và có thể sử dụng số điểm đó để chi trả cho đơn hàng tiếp theo.
Chiến dịch này cho thấy quy trình mua hàng và khuyến khích khách hàng tiếp tục quay lại để kiếm thêm điểm mà họ có thể dành cho phần thưởng trong tương lai.
3. Chiến dịch Gamification của Nike: Kết nối Game Online và Game Offline
Tận sâu trong mỗi người đều có tính cạnh tranh.
Khi triển khai chiến dịch Gamification Marketing của mình, Nike đã khai thác tinh thần cạnh tranh của người dùng. Điều này đã góp phần rất lớn vào sự thành công cũng như mức độ Viral của chiến dịch Gamification Marketing của Nike . Ứng dụng Nike + Run Club là một ví dụ tuyệt vời về trò chơi mang mọi người đến với nhau, kích thích tính cạnh tranh thông qua sức mạnh của cộng đồng.
Ứng dụng này cho phép người dùng cá nhân hóa chương trình đào tạo của riêng họ dựa trên trình độ hiện tại của họ.
Nó cũng cho phép người dùng cạnh tranh với người khác trong các thử thách để giành được danh hiệu và huy hiệu.
Chương trình này đã thành công trong việc tạo ra cảm xúc thú vị cho người dùng, khiến họ quay trở lại với thương hiệu Nike hết lần này đến lần khác.
Đây là chiến dịch điển hình trong việc kết hợp yếu tố game Online và Offline lại với nhau.
Để đạt được kết quả, thứ hạng tốt ở nền tảng Online, người phải thực sự vận động về thể chất.
4. Gamification liên kết giữa trò chơi với thực tế của quân đội Mỹ
Đây là một một ví dụ điển hình trong việc sử dụng Gamification Marketing vào việc truyền thông quảng bá, trực tiếp tạo ra chuyển đổi một cách vô cùng thông minh.
Chiến dịch này đặc biệt ở chỗ, trò chơi là ảo nhưng liên quan, kết nối trực tiếp với thực tế. Giúp người chơi có một nhận thức đầy đủ về tình hình thực tế một cách tự nhiên, cuốn hút.
Quân đội Hoa Kỳ đã tạo ra một trò chơi mô phỏng chiến tranh. Trò chơi nhằm mục đích thu hút những người chơi trẻ tuổi, giúp họ có thể hiểu rõ hơn về các vị trí công việc trong quân đội.
Nếu người chơi cảm thấy thích thú với những gì họ được trải nghiệm thông qua trò chơi này, họ có thể truy cập trang Web của quân đội và đăng ký nhập ngũ ngay lập tức. Cách thức truyền thông này được đánh giá là vô cùng thông minh và hiệu quả bởi giới trẻ đều rất mê Game, vì vậy đây là cách tiếp cận lý tưởng.
Mặt khác, thông qua Game, giới trẻ được giải đáp những lo lắng, thắc mắc trong lòng về những công việc mình sẽ làm nếu đăng ký nhập ngũ.
Họ nhận ra mọi thứ không thực sự đáng sợ đến vậy, thậm chí cảm thấy nhập ngũ khá thú vị.
Ngoài ra, đây cũng là cách giúp họ có thể chuẩn bị tinh thần được tốt hơn trước khi thực sự bước vào chương trình huấn luyện thực tế.
5. Gamification kết hợp Email Marketing và Viral Marketing của Litmus
Litmus có chiến lược áp dụng Gamification Marketing giúp mở rộng nhận thức về thương hiệu bằng cách tổ chức các cuộc thi. Các cuộc thi thành công sẽ cải thiện khả năng hiển thị, nâng cao nhận thức về thương hiệu và có thể thúc đẩy lượng tương tác lớn của khách hàng.
Litmus đã sử dụng Email Marketing kết hợp với Gamification để làm nên một chiến dịch truyền thông quảng bá cuộc hội nghị của họ.
Cụ thể chương trình, Litmus đã gửi cho mọi người một loạt Email, mỗi Email có một câu đố, là những văn bản, kí tự hoặc hình ảnh ẩn ý.
Nhiệm vụ của mọi người là tìm ra câu trả lời đằng sau những câu đố đó và đăng tải câu trả lời lên Twitter với một số Hashtag của chương trình.
Những người trả lời đúng sẽ được ghi vào lá thăm. Đến cuối chương trình, ban tổ chức sẽ tiến hành bốc thăm may mắn ra người sẽ nhận được tấm vé miễn phí.
Chiến dịch này đã thành công, chương trình mà Litmus tổ chức được truyền miệng rộng rãi trên mạng xã hội nhờ chính những khách hàng tiềm năng của mình.
Đây là một chiến dịch điển hình về sự kết hợp tuyệt vời giữa Email Marketing, Gamification Marketing và Viral Marketing.
6. Gamification kết hợp với Interactive Marketing của Duolingo
Một trong những mục tiêu chính của Gamification Marketing là gia tăng sự tăng tương tác với khách hàng, từ đó mới có thể khiến họ cảm thấy quen thuộc, dần dần cảm mến doanh nghiệp của bạn. Duolingo đã tạo ra một trò chơi kích thích sự tương tác của khách hàng trên nền tảng Online.
Ví dụ như phần mềm học ngoại ngữ Duolingo đã tạo ra một chiến dịch Gamification Marketing trong ứng dụng di động Duolingo. Mục đích của chiến dịch là để giúp việc học ngoại ngữ trở nên thú vị và có tính tương tác hơn.
Việc cố gắng học một ngôn ngữ mới đòi hỏi sự kiên trì và chịu khó, đặc biệt là cần phải học thường xuyên, tránh ngắt quãng.
Vì vậy Duolingo đã yêu cầu người dùng đặt ra các mục tiêu nhỏ, cụ thể hàng ngày để giúp chia nhỏ những mục tiêu lớn.
Các nhiệm vụ nhỏ hơn giúp người dùng quay trở lại ứng dụng hàng ngày và khi đạt được các cột mốc họ sẽ được trao thưởng.
Ngoài ra, khi người dùng lơ là việc học, Dou cũng sẽ gửi Mail quá trình học tập của người dùng và so sánh nó với mục tiêu đã đề ra cho mình.
Từ đó người dùng có thể tự đánh giá bản thân, đồng thời cũng có động lực quay trở lại và cố gắng học.
Chiến dịch Gamification Marketing thực sự đã mang lại giá trị cho mỗi khách hàng.
Ngoài việc cổ vũ, hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ một cách hiệu quả, nó còn khiến cho khách hàng cảm thấy mình được quan tâm.
Vì vậy nên sẽ rất dễ để họ coi việc truy cập Duolingo như một thói quen.
Kết
Gamification Marketing là một xu hướng tiếp thị độc đáo hứa hẹn sẽ bùng nổ hơn nữa trong thời gian tới.
Chỉ với kinh phí ít ỏi cùng bộ óc sáng tạo kịch bản thú vị, bạn đã có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận hay giữ chân hàng ngàn khách hàng chỉ trong một chiến dịch.
Đừng ngần ngại! Hãy áp dụng Gamification Marketing ngay hôm nay để đón chờ những hiệu quả không ngờ mà nó mang lại.
Nguồn: Trends Việt Nam
--
DIGIMIND AGENCY - MINDSET FIRST
🏠 Dịch vụ: Strategic Consultant, Digital Marketing, Public Relation, Academy
🏠 Địa chỉ: Toà nhà Rocland, 112 Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0972 36 88 55
🌐 Website: www.digimind.vn
📩 Email: ceo@digimind.vn